Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Ngày 20/06/2014, Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng số 53/2014/QH13 (Luật công chứng 2014) với 10 chương, 81 điều, quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Luật công chứng 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Sau khi nghiên cứu bộ Luật, chúng tôi thống kê được một số điểm mới cần lưu ý sau đây:
Về những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng: Bên cạnh việc kéo dài thời gian công tác thực tế đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư từ 3 năm lên 5 năm, Luật Công chứng 2014 cũng bổ sung quy định những đối tượng được miễn đào tạo này phải tham gia khóa bồi dưỡng với thời gian là 3 tháng về kỹ năng hành nghề công chứng và Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
luật công chứng 2014
 Về phạm vi hoạt động của công chứng viên: Được mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, theo đó Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.


Về thời gian đào tạo công chứng: Luật công chứng năm 2014 tăng thời gian đào tạo công chứng từ 06 tháng lên 12 tháng.
Về chuyển nhượng văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng đã hoạt động từ 02 năm trở lên, nếu có nhu cầu có thể chuyển nhượng cho các công chứng viên khác nếu công chứng viên đó đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên, cam kết hành nghề tại văn phòng nhận chuyển nhượng và cam kết sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của văn phòng đó. Đặc biệt, công chứng viên đã chuyển nhượng văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
Về các hành vi công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm: Đáng lưu ý là không cho phép công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình hay quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình; công chứng viên cũng không được phép tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng hay đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác.
Ngoài ra Luật công chứng 2014 còn bổ sung nhiều quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng, tiêu chuẩn công chứng viên, tập sự hành nghề công chứng...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét