Những con số về thiệt hại
Theo cáo trạng, số tiền trong vụ đại án Huyền Như và đồng bọn chiếm đoạt là gần 4.000 tỷ đồng. Ngoài 23 bị cáo bị đưa ra trước vành móng ngựa, HĐXX còn triệu tập 15 nguyên đơn dân sự (bị hại), người bị hại, 80 cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Nguyên đơn dân sự của vụ án có 3 ngân hàng và một số ngân hàng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác.
Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn khắt khe của người Nhật trong thiết kế nhà ởTrong khi đó tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án bầu Kiên là gần 1.700 tỉ đồng. Cụ thể bị can Nguyễn Đức Kiên (còn gọi là bầu Kiên, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) bị truy tố 4 tội danh: “Kinh doanh trái phép”, “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế”. Hai bị can Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội) và Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị can Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT ACB), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên Phó Chủ tịch ACB), Lý Xuân Hải (nguyên Tổng Giám đốc ACB) bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Như vậy xét về thiệt hại, vụ án bầu Kiên còn “kém” vụ án Huyền Như về những con số nghìn tỉ đồng. Thậm chí bầu Kiên cũng chính là một trong những “nạn nhân” bị Huyền Như lừa trong một phi vụ làm ăn với thiệt hại lền đến hàng trăm tỉ đồng.
Tính chất và mức độ
Mặc dù xét ở khía cạnh tên tuổi thì cái tên bầu Kiên có lẽ được nhiều người biết đến hơn cái tên Huyền Như bởi lẽ ngoài “sân chơi” kinh tế bầu Kiên còn được biết đến là ông bầu có tiếng trong “sân chơi” thể thao. Cái tên bầu Kiên cũng được nhắc nhiều hơn tại các tờ báo quốc tế.
Xét về mặt chức vụ thì bầu Kiên cũng giữ vai trò, vị trí hơn hẳn Huyền Như với tư cách là phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam khi mới 30 tuổi. Trong khi ấy, Huyền Như chỉ giữ vai trò là cán bộ tín dụng ngân hàng Vietinbank.
Thế nhưng, chỉ sau khi vụ án Huyền Như được phanh phui thì cái tên “thánh nữ” siêu lừa đảo Huyền Như mới thực sự làm cho mọi người ngỡ ngàng, hoảng sợ bởi mức độ, tính chất của vụ án được thể hiện qua thủ đoạn, sự liều lĩnh và hậu quả của hành vi.
Ngày 12/9/2013 Viện KSND tối cao nêu 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được coi như “đại án” thì vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương VN liên quan đến Huyền Như được xếp thứ 8 và vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên được xếp thứ 9.
Rõ ràng ngay trong “bảng xếp hạng” 10 đại án tham nhũng này thì vụ án bầu Kiên vẫn xếp sau vụ án Huyền Như một bậc. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó việc bầu Kiên bị bắt có sự ảnh hưởng nhiều hơn đến thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán và cả thể thao.
Minh chứng cho điều đó là ngay sau khi thông tin bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán đã bị tác động tiêu cực, cả hai sàn đồng loạt giảm điểm. Cổ phiếu ACB và EIB đều chạm sàn, mất điểm lần lượt gần 7% và 4,8%
Mức án dành cho vụ Huyền Như và Bầu Kiên
Cả bầu Kiên và Huyền Như đều đóng vai trò chủ mưu hoặc cầm đầu trong vụ án và đều có nguy cơ đối mặt với mức án tù chung thân thế nhưng với con số 23 bị cáo trong vụ Huyền Như và 7 bị can trong vụ bầu Kiên thì tổng mức án dành cho vụ Huyền Như sẽ cao hơn nhiều so với vụ bầu Kiên.
Mặt khác, trong một bài phòng vấn về mức án của bầu Kiên, luật sư Phạm Thị Hương, công ty luật Song Thanh đã nhấn mạnh: ông Kiên cũng có thể sẽ được nhận án phạt nhẹ hơn nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong những vụ án kinh tế như thế này thì việc khắc phục hậu quả luôn được cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cao, đây cũng được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc kết luận tội phạm và quyết định hình phạt.”
Được biết, năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của bầu Kiên được đánh giá là 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ một phần do giá cổ phiếu, cổ phần sang nhượng cho người thân đứng tên. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên (tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoản 2000 tỷ đồng).
Xem thêm:
Quy định của pháp luật về việc trả lương cho người giúp việc
Một số chính sách tài chính có hiệu lực từ tháng 8
Nguồn: tuvanphapluat.tinmoi.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét