Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Cảnh sát giao thông (CSGT) trong trường hợp thực thi công vụ mà đạp, đá vào người vi phạm mà người này đã gây tai nạn giao thông làm thiệt hại tính mạng, sức khỏe thân thể của người khác thì cảnh sát giao thông không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên nếu người tham gia giao thông chỉ vi phạm hành chính thì hành vi đạp, đá của người cảnh sát giao thông (CSGT) là trái pháp luật và có thể bị xử lý hình sự.

Ngày 18/7/2016, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một người mặc trang phục cảnh sát giao thông (CSGT) lao ra chặn xe máy của nhóm thanh niên chạy ngược chiều trên phố.

Theo clip, người mặc trang phục cảnh sát giao thông (CSGT) chạy từ vỉa hè, lao ra giữa đường chặn bắt nhóm đi xe máy. Sau khi người này giơ chân lên, chiếc xe mất lái, đâm vào dải phân cách cứng rồi trượt trên mặt đường. Hai thanh niên trên xe máy văng lên phần đất nằm giữa dải phân cách, gần đó là tủ điện.

Hành động trên của cảnh sát giao thông (CSGT) đã chia cộng đồng mạng thành hai bên: một bên không đồng tình, trong khi nửa còn lại ủng hộ cảnh sát giao thông (CSGT), đồng thời phê phán hai thanh niên vi phạm luật giao thông.

Vậy những người có trách nhiệm, chuyên gia pháp luật nói gì, người cảnh sát giao thông (CSGT) có nên quyết liệt, bằng mọi cách ngăn chặn người vi phạm hay cần có những biện pháp khác để xử lý nhưng vẫn đảm bảo an toàn? Liệu cảnh sát giao thông có được làm như vậy hay không? Pháp luật có quy định gì về những hành vi cảnh sát giao thông không được làm.

Những câu hỏi đặt ra này không thể trả lời chỉ dựa vào Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này được bởi luật này chỉ điều chỉnh các vi phạm mang tính chất vi phạm hành chính của người tham gia giao thông và của người thực thi công vụ là cảnh sát giao thông (CSGT). Bất kỳ vi phạm nào liên quan lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt…) mà thỏa mãn các dấu hiệu hình sự thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự với các tội danh tương ứng.

Bộ luật Hình sự đã có quy định về phòng vệ chính đáng. Theo đó, phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Hành vi đạp, đá của cảnh sát giao thông (CSGT) 

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm

Trường hợp chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Với quy định nói trên, việc chiến sĩ cảnh sát giơ chân để ngăn chặn người vi phạm có được coi là hợp pháp hay không phụ thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm của người lái xe. Cụ thể như sau:

Trường hợp thứ nhất, người lái xe máy có dấu hiệu phạm tội hình sự (trước đó gây tai nạn làm thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác) thì việc giơ chân (hoặc đạp ngã), thậm chí dùng gậy vụt cũng không bị coi là trái pháp luật mà đây được xác định là hành vi phòng vệ chính đáng. Thực tế hoạt động trấn áp tội phạm, đặc biệt khi bắt giữ kẻ phạm tội thì người thực thi công vụ cũng như người dân đều có thể gây thương tích cho người bị bắt giữ ở mức độ nhất định (chống trả lại một cách cần thiết) và pháp luật không coi đây là hành vi trái pháp luật).

Tuy nhiên, trường hợp giơ chân mà làm người điều khiển bị ngã dẫn đến hậu quả người đó tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người có hành vi vượt quá phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp thứ hai, người điều khiển xe máy không có dấu hiệu phạm tội hình sự mà hành vi của họ chỉ đơn thuần là vi phạm hành chính thì hành vi giơ chân hoặc đạp ngã không được coi là phòng vệ chính đáng bất luận có gây thương tích cho người vi phạm hay không.

Việc người vi phạm không bị thương tích, không bị thiệt mạng là ngẫu nhiên chứ bản thân chiến sĩ cảnh sát giao thông phải biết được hành vi của họ là rất nguy hiểm cho người lái xe, có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người lái xe, thậm chí cho cả những người xung quanh.

Do vậy, cách thức ngăn chặn này của chiến sĩ cảnh sát giao thông không được pháp luật cho phép mặc dù động cơ của người chiến sĩ là rất tốt.

Căn cứ pháp lý:


Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự."

Xem thêm : 


Nguồn : tinmoi.vn






0 nhận xét:

Đăng nhận xét