Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là vấn đề xảy ra phổ biến. Tính chất của các vụ tranh chấp thường phức tạp. Để giải quyết tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp cần tuân theo thủ tục theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

Từ nhỏ tôi đi học xa nhà và lập nghiệp, sinh sống ở xa. Bố tôi ở quê một mình. Khi còn sống bố tôi và ông B nhà hàng xóm bên cạnh rất thân thiết và nhờ ông trông nom nhà cửa giúp. Sau 2 năm bố tôi mất thì ông B cũng mất. Sau khi bố tôi mất tôi muốn chuyển về nhà sinh sống với mong muốn chăm lo hương hỏa và an cư lạc nghiệp. Nhưng khi tôi chuyển về nhà sinh sống thì chị C con ông B nói với tôi là ngôi nhà tôi đang ở bố tôi đã bán cho bố chị C và yêu cầu tôi chuyển đi. Hiện nay tôi không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chị C cũng không có giấy tờ mua bán. Vậy tôi phải làm thế nào?

Luật sư tư vấn:      

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty Luật VinaBiz. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Luật Đất đai hiện hành quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai phải thông qua hoà giải ở cơ sở, cụ thể:

Thứ nhất: Tiến hành hòa giải cơ sở.

Các bên tranh chấp có thể chủ động gặp gỡ để thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải cơ sở để giải quyết. Các bên gửi đơn đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của  ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, khởi kiện trong trường hợp hòa giải không thành.

Theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định nếu Ủy ban nhân dân xã hòa giải không được thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

>>>> Thông tin tham khảo : Đất không có sổ đỏ có được đền bù khi giải tỏa?

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Trong trường hợp của bạn nếu sau khi đưa tranh chấp đất đai lên Ủy ban nhân dân xã hòa giải mà không thành anh và chị C có thể lựa chọn một trong hai hình thức để giải quyết là: nộp đơn lên Ủy ban nhân dân huyện để giải quyết tranh chấp đất đai hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện để giải quyết tranh chấp.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6210 của Luật sư để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Xem thêm : 




0 nhận xét:

Đăng nhận xét