Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở bà bầu 1

Hiện nay, phu nữ đang mang thai đang ngày càng có nguy cơ cao mắc thoái hóa đốt sống cổ. Sau đây là cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở bà bầu.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở bà bầu không chỉ gây nguy hiểm cho người mẹ mà còn gây nguy hiểm đến thai nhi. Chính vì vậy những bà bầu nên tham khảo cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ sau đây. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm về bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại hellodoctors.vn.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở bà bầu


Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở bà bầu 2


Do chế độ ăn uống: Việc ăn uống thiếu chất không cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà hệ thống xương khớp cần. Nhất là việc bổ sung caxi và vitamin D là 2 chất cần thiết giúp xương phát triển chắc khỏe.

Thay đổi nội tiết tố nữ: Khi người phụ nữ bắt đầu có bầu các hormon có dấu hiệu thay đổi theo chiều hướng hòa hợp giữa người mẹ và thai nhi. Sự thay đổi này dẫn đến rối loạn chức năng của các bộ phận, sự trao đổi chất trong cơ thể bị đảo lộn tác động đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Việc thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp vào hệ thống xương khớp của cơ thể, nhất là cột sống.

Gia tăng cân: Khi mang thai người mẹ gia tăng trọng lượng đột ngột do sự phát triển của thai nhi, và sự tăng cân của cơ thể, đại đa số chị em đều tăng cân khi có bầu. Việc này dẫn đến tình trạng cột sống phải “gồng mình” nên để nâng đỡ cơ thể.

Xem thêm :

Triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ


Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh chuyên khoa khá nguy hiểm. Bà bầu khi bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thời gian đầu sẽ có những biểu hiện sau: mỏi cổ, cổ cứng nhắc khó xoay đầu kèm với dấu hiệu đau cổ sau đó lan xuống vai. Những cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ sẽ ngày một kéo dài từ gáy sau đó lan dần sang đến tai cổ gây ảnh hưởng lớn đến tư thế sái cổ, vẹo cổ… Khi bị thoái hóa đốt sống cổ vào những lúc trở trời người bệnh thường cảm thấy đau, mỏi, nhức mỗi khi ngủ dậy. Hoặc mỗi khi ho, cảm cúm, hắt hơi thường đau ê ẩm vùng gáy và cả mảng đầu, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người...

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ ở phụ nữ mang thai


Tắm nước nóng: bà bầu nên tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng kèm thêm một chút muối  sẽ là biện pháp hiệu quả giúp đánh bay cơn đau nhức xương khớp, mệt mỏi cơ thể giúp bạn thoải mái và khỏe mạnh hơn.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý: nên chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân mình. Trong Chế độ ăn uống bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất đặc biệt canxi và vitamin D giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe.

Xoa bóp: Xoa bóp vùng cổ, vai, gáy là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất  nhằm giúp thư giãn cơ thể và tinh thần.

Luyện tập cơ cổ: Đây là phương pháp mang hiệu quả trong  việc phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Thao tác chữa bệnh: đặt 2 tay ở phía sau não, ngửa đầu dồn sức về phía sau, hai tay lại dùng lực đẩy về phía trước, duy trì tư thế từ 3-5 phút, mỗi lần làm 40, mỗi ngày 2 lần.

Đối với người làm công việc văn phòng: Ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và máy tính.Ghế ngồi không được quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc và từ mắt tới máy, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10-20 độ. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên. Điều này không chỉ đem lại những lợi ích cho đôi mắt mà còn giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi.

Phụ nữ mang thai dễ thoái hóa đốt sống cổ nếu không may mắc phải nó sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi, vì khi tâm trạng và sức khỏe của người mẹ không tốt thì con cũng bị ảnh hưởng. Hi vọng sau bài viết này các mẹ đã có những thông tin hữu ích để bảo về sức khỏe cho mình và con nhé !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét