Hỏi:
Tôi có viết một cuốn tiểu thuyết ngắn ( có thể gọi là truyện ngắn) và chia sẻ với
mọi người. Sau đó một thời gian tôi biết được một website đã đăng cuốn tiểu
thuyết đó và thu tiền tải về của khách hàng. Vậy cho tôi hỏi, tôi muốn chứng
minh cho mình là tác giả của cuốn tiểu thuyết đó thì phải làm thế nào?
Trả
lời:
Sau
khi nghiên cứu kỹ câu hỏi của bạn và các văn bản pháp luật có liên quan chúng
tôi xin trả lời bạn như sau:
1.
Bạn được bảo hộ quyền tác giả
1.1.
Truyện ngắn thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Truyện
ngắn của bạn thuộc diện tác phẩm văn học và đã được thể hiện dưới dạng vật chất
vì vậy bạn đã được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này (theo tiết a khoản
1 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung bởi luật số 36/2009/QH12
(sau đây gọi tắt là Luật SHTT) và Khoản 1 điều 739 Bộ luật Dân sự).
Tiết
a khoản 1 Điều 14 luật SHTT “Điều 14.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
+
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a)
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể
hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Khoản
1 Điều 739 Bộ luật Dân sự:
Điều
739. Thời điểm phát sinh và hiệu lực quyền tác giả
+
Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới
một hình thức vật chất nhất định.
1.2.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo
thư bạn viết bạn sáng tác tác phẩm đó vào tháng 2/2013, nay là tháng 5/2013
(khoảng hai tháng), như vậy theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 739 Bộ luật
dân sự, Điều 27 Bộ luật Dân sự cả quyền nhân thân và quyền tài sản của bạn đối
với tác phẩm vẫn còn trong thời hạn bảo hộ.
Khoản
2, khoản 3 Điều 739 Bộ luật Dân sự:
+
Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn, trừ quyền công bố hoặc
cho phép người khác công bố tác phẩm do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.
+
Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về sở hữu
trí tuệ quy định.
Điều
27 Luật SHTT
“Điều
27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
+
Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo
hộ vô thời hạn.
+
Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều
20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a)
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn
bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với
tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn
hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một
trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi
các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định
tại điểm b khoản này;
b)
Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ
là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời
hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c)
Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm
24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả”.
Quyền
tác giả và quyền tài sản đối với tác phẩm được quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật
SHTT như sau:
“Điều
19. Quyền nhân thân
Quyền
nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật
hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
công bố, sử dụng; 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy
tín của tác giả.
Các bạn xem tiếp về phần trả lời của các luật sư tại: Đăng ký bản quyền tác giả
Nguồn: http://vntuvanluat.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét