HỎI
Em dự định mua một căn nhà nhưng có vấn
đề như sau: Nhà đã được cấp giấy chứng nhận mang tên bố và mẹ, nay người mẹ đã
mất. Họ có 2 người con nhưng một trong hai người con đang nợ nần bên ngoài rất
nhiều. Hiện tại hai người con đều ủy quyền cho bố để bán tài sản. Vậy tài sản
đó có được sang tên theo đúng quy định pháp luật hay không? Và những chủ nợ có
quyền kiện đòi nợ hay không?
TRẢ LỜI:
Khi bạn mua nhà thì bạn cần chú ý các
điều kiện để sang tên quyền sở hữu ngôi nhà theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 91 Luật Nhà ở quy định các điều kiện để nhà ở tham gia các giao dịch về
mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản
lý nhà ở như sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối
với nhà ở theo quy định của pháp luật;
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc
để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối chiếu với trường hợp cụ thể mà bạn
nêu, có thể thấy hai vấn đề như sau:
* Điều kiện về có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngôi nhà được cơ quan có thẩm quyền cấp
cho bố và mẹ nên khi người mẹ chết, phần quyền sở hữu nhà của người mẹ trở
thành di sản thừa kế. Do đó, một mình người bố sẽ không có toàn quyền thực hiện
thủ tục việc mua bán toàn bộ ngôi nhà mà những người thừa kế của người mẹ phải
thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật trước
khi bán ngôi nhà đó.
Nếu người mẹ không để lại di chúc thì
di sản được chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo Điều 676 Bộ luật
Dân sự (hàng thừa kế thứ nhất gồm: hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ,
mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết). Theo đó, người bố
và hai người con là những đồng thừa kế theo pháp luật của người mẹ và có quyền
thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để khai nhận di sản thừa kế đối
với phần quyền sở hữu của người mẹ. Sau khi khai nhận di sản thừa kế thì ngôi
nhà trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của người bố (vốn là đồng chủ sở hữu với
người mẹ) và người được hưởng di sản (có thể là cả ba bố con). Những chủ sở hữu
mới của ngôi nhà sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
đối với ngôi nhà đó và có quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài
sản của mình theo quy định tại Điều 21 Luật Nhà ở, bao gồm: Bán, cho thuê, cho
thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế
chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.
* Điều kiện về không có tranh chấp.
Vấn đề mà bạn đang lo ngại nhất là việc
các chủ nợ của người con sẽ khởi kiện về việc sang tên quyền sở hữu đối với
ngôi nhà mà người con là một trong các đồng thừa kế. Trước hết, cần phải làm rõ
nghĩa vụ của người con đối với các chủ nợ: Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật
Dân sự thì người con có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay đã giao kết, nếu
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm
dân sự đối với các chủ nợ đó. Trên thực tế thì việc mua bán ngôi nhà giữa bạn
và chủ sở hữu không chịu ảnh hưởng bởi nghĩa vụ trả nợ của người con đối với
các chủ nợ (ví dụ: người con sau khi nhận di sản thừa kế có thể bán cho bạn để
lấy tiền trả nợ...). Tuy nhiên, những chủ nợ sẽ có quyền khởi kiện yêu cầu người
con phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với mình đồng thời yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền xem xét đến giao dịch mua bán ngôi nhà đó nếu xảy ra các trường hợp sau:
(i) Nếu trước khi khai nhận di sản thừa
kế, người con đó đã từ chối nhận di sản thừa kế mà người đó lẽ ra được hưởng từ
người mẹ, nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người
khác. Việc từ chối của người con không được pháp luật cho phép (Điều 642 Bộ luật
Dân sự) và người con đó phải nhận di sản mà mình được hưởng để thực hiện nghĩa
vụ tài sản của mình.
(ii) Hoặc, trường hợp trong Văn bản
thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thừa kế, người con đó nhận phần di sản mà
mình được hưởng, nhưng đồng thời tặng chotoàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản
của mình cho người thừa kế khác (bố hoặc anh/em của mình) nhằm mục đích trốn
tránh nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ thì việc tặng cho này bị coi là vô hiệu
theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự.
Trong các trường hợp trên, tòa án có
quyền tuyên bố các giao dịch mà người con đã thực hiện nhằm mục đích trốn tránh
nghĩa vụ tài sản với các chủ nợ. Như vậy thì việc mua bán ngôi nhà của bạn cũng
sẽ gặp những trở ngại nhất định.
Chủ thể ký hợp đồng vay và hợp đồng
thế chấp tài sản hộ gia đình
Cảm ơn đã chia sẻ. Cho mình hỏi ngoài lề chút ạ: Mọi người có lịch thi đấu Aff Cup 2018 bongda365 chuẩn không?
Trả lờiXóa