Cảnh cáo là 1 trong 7 loại hình phạt chính trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy loại hình phạt này ít được áp dụng và không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm; đồng thời cũng chưa phù hợp với pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới.
Cảnh cáo là một hình phạt có tính cưỡng chế, ít nghiêm khắc và nhẹ nhất trong hệ thống các hình phạt chính được quy định trong BLHS. Về cơ cấu, trong tổng số các điều luật của phần các tội phạm của BLHS thì số điều luật quy định về hình phạt cảnh cáo tại phần các tội phạm là 36/276 điều luật (hơn 13%) – chiếm một tỷ lệ đáng kể. Theo đó, cảnh cáo có thể được hiểu là sự khiển trách công khai của Tòa án - nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội. Điều 29 BLHS quy định “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Như vậy, điều luật yêu cầu để áp dụng hình phạt này phải có đủ 2 điều kiện là: tội danh của người phạm tội phải thỏa mãn điều kiện mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó đến 3 năm tù – tức là phạm tội ít nghiêm trọng và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Tuy nhiên, từ thực tiễn tố tụng có thể thấy loại hình phạt này không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh và phòng chống tội phạm và chưa phù hợp với bản chất của hình phạt.
Thứ nhất, hình phạt cảnh cáo có sự “khập khiễng” và không phù hợp hay nói cách khác là mâu thuẫn với quy định tại Điều 26 của BLHS là “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội”. Đối chiếu với yêu cầu của điều luật trên thì hình phạt cảnh cáo không đáp ứng được tính chất “nghiêm khắc” mà pháp luật hình sự muốn hướng tới. Đồng thời, hình phạt cảnh cáo không thỏa mãn hoàn toàn mục đích của hình phạt là “nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội”. Trong khi đó, bản chất của hình phạt trong tất cả các vụ án hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt cảnh cáo lại không thể hiện được điều đó. Có lẽ khi quy định về hình phạt này, các nhà làm luật mong muốn sau khi người phạm tội chịu sự lên án sẽ nhận ra được đúng sai, thấy được lỗi lầm. Tuy nhiên, mục đích này không phải lúc nào cũng đạt được vì còn tùy thuộc vào nhận thức của từng cá nhân người phạm tội trước hành vi của mình.
Bài viết liên quan: Đề nghị sửa đổi Luật tổ chức Chính phủ vào năm 2014
Thứ hai, trong số các hình phạt chính, thì cảnh cáo là hình phạt có tính nghiêm khắc nhẹ nhất vì nó
không tước bỏ hoặc hạn chế bất cứ quyền lợi nào của người bị kết án như quyền tự do, quyền sống, quyền sở hữu tài sản mà chỉ gây ảnh hưởng về tinh thần đối với người phạm tội. Hình phạt này quá ít tính răn đe, giáo dục người phạm tội, không đáp ứng mục đích của hình phạt là trừng trị và giáo dục người phạm tội. Mặt khác, nhiều nước trên thế giới không có hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt như: Nga, Đức, Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc, Nhật Bản...
Nếu cho rằng, hình phạt cảnh cáo thể hiện tính chất nhân đạo trong chính sách hình sự của nước ta thì cần xem xét lại. Vì hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ cũng thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật hình sự. Các hình phạt chính như phạt tiền và cải tạo không giam giữ không mâu thuẫn với Điều 26 của BLHS là “biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước” và phù hợp với mục đích của hình phạt là “tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội”, đồng thời phù hợp với luật hình sự quốc tế.
Như vậy, một hình phạt không đáp ứng được yêu cầu của hình phạt, mục đích của hình phạt không đạt được có cần thiết phải quy định trong BLHS nữa hay không? Đây là câu hỏi đặt ra trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS.
Hình phạt cảnh cáo - Có nên bỏ hay không?
on
jordan shoes
Trả lờiXóakobe shoes
bape
supreme
giannis antetokounmpo shoes
jordan shoes
yeezy supply
a bathing ape
jordan 11
supreme clothing