Có quốc tịch nước ngoài nhưng còn giấy tờ chứng minh về quốc tịch tại Việt Nam thì được coi là còn quốc tịch Việt Nam
Căn cứ vào Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì: dù đã có quốc tịch Mỹ, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam (chưa thôi hoặc chưa bị tước quốc tịch theo pháp luật Việt Nam), còn các giấy tờ chứng minh về quốc tịch Việt Nam (giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân) thì được coi là còn quốc tịch Việt Nam.
Bạn T.T.U. - Email: zizac_83@yahoo.com hỏi: Dì tôi đã có quốc tịch Mỹ, nhưng hộ khẩu ở Việt Nam vẫn còn tên chung với bà ngoại tôi, mà ngoại tôi hiện đã mất (có giấy chứng tử). Hiện tại dì tôi mua căn nhà ở Việt Nam và muốn đứng tên riêng làm sổ Hộ khẩu tại địa chỉ nhà mới. Vậy thủ tục và hồ sơ cần làm những gì và như thế nào?
Luật sư Phạm Thị Thúy Kiều - Văn phòng Luật sư số VI, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trả lời: Căn cứ vào Luật quốc tịch 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, thì dì của bạn đã có quốc tịch Mỹ nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam (chưa thôi hoặc chưa bị tước quốc tịch theo pháp luật Việt Nam), còn các giấy tờ chứng minh về quốc tịch Việt Nam (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân) thì được coi là còn quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ vào Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì: Đối với hộ khẩu ở Việt Nam, dì bạn vẫn còn tên chung với bà ngoại bạn, trong khi bà ngoại bạn đã qua đời, hộ khẩu chỉ có hai người thì dì bạn cần đăng ký để:
Bước 1: Xóa đăng ký thường trú đối với bà ngoại bạn và thay đổi chủ hộ là dì của bạn.
Cơ quan giải quyết: Nơi đang đăng ký thường trú là:
- Thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
- Tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ: - Phiếu báo thay đổi nhân khẩu (theo mẫu do cơ quan công an phát hành)
- Giấy chứng tử của bà ngoại
- Sổ hộ khẩu.
Bước 2: Tiến hành thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú do thay đổi chỗ ở hợp pháp.
Cơ quan giải quyết: Nơi đăng ký thường trú mới là
- đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
- đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ: - Phiếu báo thay đổi nhân khẩu (theo mẫu do cơ quan công an phát hành)
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (chứng minh quyền sở hữu đối với căn nhà mới mua)
+Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
+Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
+Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
+Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Sổ hộ khẩu.
>>>> Thông tin ngoài lề : Cách để được doanh nghiệp Nhật Bản tuyển chọn XKLĐ
Tham khảo thêm :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét