Hiện nay có rất
nhiều người đang thắc mắc về vấn đề sử dụng vũ khí thô sơ và phạt hành chính
khi bị cơ quan liên ngành 141 kiểm tra, Vậy để hiểu thế nào là "Vũ khí Thô
sơ" mình xin đưa ra một số căn cứ để mọi người hiểu hơn về các quy định của
pháp luật như sau:
Theo Pháp lệnh số
16/2011 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) Việc xác định một vật dụng có phải là vũ
khí thô sơ hay không phải căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không thể suy
diễn theo ý chí chủ quan của người này hay người khác. Rà trong các quy định,
chúng ta thấy Nghị định số 47 ngày 12/8/1996 của Chính phủ (về quản lý vũ khí,
vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ) khái quát các loại vũ khí thô sơ gồm: dao găm,
kiếm, giáo mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng,
cung, nỏ, côn các loại... (có dấu chấm lửng). Do có “dấu chấm lửng” này nên tại
điểm D khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
(ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP, ngày 12-8-1996) quy định: “Vũ khí thô sơ
gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại
hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định”.
Tuy nhiên, sau
khi Nghị định số 47 được nâng tầm lên thành Pháp lệnh số 16/2011 (có hiệu lực từ
ngày 1/1/2012) thì đến nay, cơ quan chức năng chưa có văn bản hướng dẫn. Theo
Luật Ban hành văn bản thì từ ngày 1/1/2012, mọi quy định tại Nghị định số 47
cũng như các hướng dẫn thi hành Nghị định 47 (nếu có) đều không có giá trị thi
hành. Việc xác định thế nào là “vũ khí thô sơ” nhất thiết phải căn cứ Pháp lệnh
số 16/2011 của UBTV Quốc hội nên các cơ quan chức năng chỉ có thể căn cứ vào
các quy định của pháp lệnh này để xử lý những trường hợp vi phạm.
Theo quy định
trong pháp lệnh, vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê,
đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ. (Chấm hết, không có dấu chấm lửng như
Nghị định 47). Đây là quy định cứng, tránh việc áp dụng tùy tiện và chỉ các loại
“hàng” được quy định trong pháp lệnh mới được coi là “vũ khí thô sơ”. Nếu có hướng
dẫn, cơ quan chức năng hướng dẫn cũng chỉ có thể quy định: Thế nào là dao găm,
kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ và mỗi thứ
bao gồm những loại nào chứ không thể thêm vào các loại khác mà pháp lệnh không
liệt kê. Ví dụ: Nghị định 47 quy định: đinh ba, côn các loại là “vũ khí thô sơ”
nhưng nay pháp lệnh không quy định “đinh ba, côn các loại” là vũ khí thô sơ nữa
thì các cơ quan chức năng cũng không được coi “đinh ba, côn các loại” là vũ khí
thô sơ.
Các băng nhóm
đang dùng nhiều loại “hàng” mà pháp lệnh không liệt kê nhưng tính chất nguy hiểm
của nó không thua gì vũ khí thô sơ. Vì vậy, cơ quan chức năng sớm giải thích thế
nào là mã tấu, kiếm, chùy… theo pháp lệnh để tránh việc tranh cãi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét