Người nước ngoài làm việc từ 03 tháng trở lên theo quy định
thì phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng
người lao động nước ngoài phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục xin cấp giấy
phép lao động theo quy định của pháp luật.
Giấy phép lao động
I. Quy định pháp luật về thủ tục, điều kiện xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam
1. Bộ luật lao động số
10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013
2. Nghị định
34/2008/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam
3. Nghị định
46/2011/N Đ-CP của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
34/2008/ND-CP quy định về tuyể dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam
4. Thông tư số
31/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính
phủ và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày
17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển
dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
II. Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
1. Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người
lao động
2. Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động cho người nước
ngoài theo mẫu số 07
3. Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu số 01 (Nếu là
trường hợp tuyển dụng lao động)
4. Một trong những tài liệu sau đây về việc tuyển dụng hoặc
điều chuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Hợp đồng tuyển dụng lao động qua trung tâm giới thiệu việc
làm theo mẫu số 13
- Hợp đồng đăng báo và báo đăng thông tin về nhu cầu tuyển dụng
lao động của doanh nghiệp tổ chức. Người sử dụng lao động phải đăng thông tin
tuyển dụng ít nhất 1 kỳ trên một báo Trung ương và một tờ báo địa phương. Việc
đăng thông tin tuyển dụng phải thực hiện
trước 30 ngày trước khi nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Thư hoặc quyết định điều chuyển lao động nội bộ từ doanh
nghiệp nước ngoài sang Việt Nam làm việc. Văn bản này phải thực hiện thủ tục Hợp
pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt
Lưu ý: Người sử dụng lao động cần xem xét xem lao động mà
mình sử dụng thuộc trường hợp nào để chuẩn bị những tài liệu tương ứng
5. Người lao động và người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị
một trong những tài liệu sau đây liên quan đến trình độ học vấn và kinh nghiệm
làm việc
- Bằng đại học trở lên phù hợp với công việc dự kiến làm tại
Việt Nam
- Xác nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài tối thiểu là
5 năm. Xác nhận kinh nghiệm này có thể xác nhận từ một hoặc nhiều doanh nghiệp,
tổ chức trước đó người nước ngoài đã làm việc, xác nhận kinh nghiệm này phải
phù hợp với công việc và vị trí dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Lưu ý: Những tài liệu này (Bằng cấp hoặc kinh nghiệm làm việc)
phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt theo quy định
6. Lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp được người nước ngoài xin cấp tại nước ngoài
hoặc tại Việt Nam. Người nước ngoài cư trú liên tục tại Việt Nam từ 06 tháng trở
lên sẽ được cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam, cơ quan cấp lý lịch tư pháp cho
người nước ngoài tại Việt Nam là sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi người nước
ngoài đang tạm trú.
Trường hợp lý lịch tư pháp của người lao động được cấp ở nước
ngoài thì yêu cầu phài thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng
Việt.
7. Bản copy hộ chiếu của người lao động nước ngoài
8. Ảnh 3cm x 4cm, người lao động chuẩn bị 04 chiếc
III. Nơi nộp hồ sơ
Tùy vào từng doanh nghiệp có thể nộp tại Sở lao động thương
binh và xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc tại Ban quản lý
các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong trường hợp này doanh nghiệp hãy kiểm
tra xem cơ quan nào có chức năng thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước
ngoài làm việc tại doanh nghiệp tổ chức của mình
IV: Thời hạn của Giấy phép lao động
Giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa
là 02 năm theo quy định của Bộ luật lao động 2013
V. Thời hạn thị thực Việt Nam cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động
Người nước ngoài được cấp giấy phép lao động được quyền xin
cấp thị thực Việt Nam dưới dạng Visa hoặc thẻ tạm trú. Visa có thời hạn tối đa
là 1 năm và thẻ tạm trú có thời hạn tối
đa 02 năm. Người lao động nước ngoài có thể lựa chọn một trong hai hình thức thị
thực này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét