Theo dự thảo lần 1 Đề án Tòa án gia đình và người chưa thành niên thì Tòa án này giải quyết tất cả các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cả về dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình. Phương án này có ưu điểm là hình thành một hệ thống Tòa án chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến người chưa thành niên một cách có hệ thống, toàn diện.
Xét xử tất cả hay chỉ các vụ án hình sự ?
Theo dự thảo lần 1 Đề án Tòa án gia đình và người chưa thành niên thì Tòa án này giải quyết tất cả các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cả về dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình. Phương án này có ưu điểm là hình thành một hệ thống Tòa án chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến người chưa thành niên một cách có hệ thống, toàn diện. Như vậy, phạm vi thẩm quyền của Tòa này rất rộng, nên nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của nó trong bối cảnh của ngành Tòa án Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật hiện hành.
Nếu phương án này được chấp nhận, thì ngoài việc phải có một đội ngũ thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án… được đào tạo về kiến thức, tâm lý của người chưa thành niên, còn phải đáp ứng được yếu tố chuyên môn trên tất cả các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, lao động… Như vậy, số lượng thẩm phán, hội thẩm nhân dân tham gia tòa chuyên trách sẽ rất lớn, nếu đào tạo thì cần phải có lộ trình dài; còn nếu lấy từ các TAND sang thì ít người đáp ứng được yêu cầu, mặt khác sẽ tạo nên sự thiếu hụt về số lượng thẩm phán ở các Tòa án. Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự hài hòa, hợp lý trong mối quan hệ với các Tòa chuyên trách khác. Ủy viên Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thành Bộ tính toán, sẽ giảm đáng kể số lượng vụ án ở các tòa án hiện nay vì lý do mở rộng thẩm quyền của Tòa chuyên trách. Bởi, chỉ cần trong vụ án có người chưa thành niên tham gia tố tụng, kể cả tư cách là nhân chứng cũng thuộc thẩm quyền của tòa chuyên trách gia đình và người chưa thành niên. Như vậy, cần phải đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất cho Tòa chuyên trách ngang với hệ thống TAND hiện nay mới đáp ứng được yêu cầu. Điều này, không phù hợp với mục tiêu đặt ra là thành lập Tòa chuyên trách nằm trong hệ thống TAND hiện hành và không phù hợp với tình hình KT - XH của Việt Nam.
ảnh internet |
Bài viết liên quan: Tìm hiểu quyền nhân thân với hình ảnh cá nhân
Cùng quan điểm trên, Pgs - Ts Hoàng Minh Sơn, ĐH Luật Hà Nội khẳng định, quy định thẩm quyền nêu trên là quá rộng và khó khả thi. Chỉ nên xác định thẩm quyền của Tòa trong việc xét xử các vụ án hình sự. Nếu xác định thẩm quyền Tòa án gia đình và người chưa thành niên là xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc có liên quan đến gia đình và trẻ em theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự hoặc các việc khác theo quy định của pháp luật mà không giới hạn phạm vi thì đòi hỏi thẩm phán phải có kiến thức chuyên sâu, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính… Trong khi, chúng ta đang cần có một đội ngũ thẩm phán chuyên sâu để giải quyết tốt hơn nữa những vụ quan liên quan đến người chưa thành niên.
Ở khía cạnh khác, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc thành lập các Tòa chuyên trách dựa trên các nhóm quan hệ xã hội cùng loại mà pháp luật chuyên ngành điều chỉnh như quan hệ dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính… tương ứng với nó là các Tòa dân sự, Tòa hình sự, Tòa kinh tế, Tòa hành chính. Đối với Tòa chuyên trách về gia đình và người chưa thành niên thì tính chất khác với Tòa chuyên trách hiện hành, vừa kết hợp theo nhóm quan hệ, vừa kết hợp theo chủ thể. Do đó, cần làm rõ thẩm quyền của Tòa này nhằm bảo đảm vừa phúc đáp được mục tiêu thành lập Tòa vừa không trùng lặp về mặt thẩm quyền với các Tòa chuyên trách khác.
Thực tế, việc xác định ngay lập tức thẩm quyền xét xử các loại án là quá phức tạp, chưa phù hợp với điều kiện chuyển đổi tổ chức, con người hiện tại của hệ thống tư pháp Việt Nam. Hơn nữa, ngoài việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, các đặc điểm hệ thống tư pháp người chưa thành niên và thực tiễn chủ yếu chỉ áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự. Từ đó, trước mắt chỉ nên quy định phạm vi thẩm quyền Tòa án gia đình và người chưa thành niên xét xử các vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên.
ảnh internet |
Cần thí điểm thành lập
Để chuẩn bị cho việc thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật (sửa đổi, bổ sung một số luật như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự…), cơ sở vật chất, cần phải triển khai công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án những kiến thức, kỹ năng cần thiết về người chưa thành niên. Vấn đề này cũng được đặt ra đối với các điều tra viên, kiểm sát viên trong việc xem xét, xử lý các vụ án liên quan đến người vị thành niên. Như vậy, một khối lượng công việc lớn đặt ra trong công tác đào tạo, nhất là xây dựng giáo trình, tài liệu, cơ sở đào tạo. Từ thực tiễn này, nên tập trung thí điểm Tòa chuyên trách tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có nhiều vụ án liên quan đến người chưa thành niên để rút kinh nghiệm và làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình này ở những nơi có đủ điều kiện.
Theo dự thảo đề án, Tòa án gia đình và người chưa thành niên được thành lập ở Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Ủy viên Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thành Bộ gợi ý, việc tổ chức, thành lập tòa chuyên trách ở các cấp tòa án, các khu vực cần được khảo sát, đánh giá một cách toàn diện, chính xác yêu cầu giải quyết các vụ án về người chưa thành niên, tránh việc tổ chức bộ máy cồng kềnh hoặc đáp ứng được nhu cầu giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên. Do đó, cần lộ trình thí điểm cụ thể ở một số thành phố lớn người chưa thành niên chiếm tỷ lệ cao
Có 98,2% người trả lời cần thiết đào tạo một đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân và cán bộ tòa án chuyên trách giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên phạm tội. Chỉ 1,8% cho rằng không cần thiết vì họ có thể tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại Tòa án chuyên trách này.
Theo Đại biểu nhân dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét